NHỮNG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT SÂU BỌ 5/5

NHỮNG MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT SÂU BỌ 5/5

Tết mùng 5/5 dân gian gọi là tết Đoan ngọ hay là tết sâu bọ ngày này mọi người thường được ăn các loại bánh trái và hoa quả với hàm ý một mùa màng bội thu và sức khỏe dồi dào. Dưới đây là những món ăn được dùng nhiều nhất vào tết sâu bọ

1. Bánh tro

Bánh tro được xem như là món ăn hội tụ tinh hoa của đất trời bởi khâu lựa chọn nguyên liệu và quy trình chế biến rất tỉ mỉ. Đây là loại bánh dễ ăn, làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ một số vùng miền Bắc, ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài tên bánh tro nó còn có tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm. Người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

Bánh tro

Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được gạn từ nước tro đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, bánh gói trong lá chuối. Nếp làm bánh phải lựa loại đều hạt, thơm và nhất định không được lẫn với gạo tẻ. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân.

2. Chè trôi nước

Đây là loại chè không chỉ có trong ngày 3-3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày 5-5. Bột nếp được cuộ tròn thành những viên chè, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa

chè trôi nước

3. Cơm nếp cẩm hay sữa chua nếp cẩm

Cơm rượu của miền Bắc hạt rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Món này sẽ cho vị men rượu đượm hương, cay nhẹ và vị ngọt trên đầu lưỡi. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường. Bạn chỉ cần ăn 1, 2 thìa, không nên ăn nhiều bởi cơm rượu nếp có tính nóng và nếu ăn lúc đói, bạn rất dễ bị say.
Trước câu hỏi ăn gì ngày giết sâu bọ thì nhất định phải có rượu nếp cẩm. Người ta tin rằng rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm để giết sâu bọ, vì thế, món ăn không thể thiếu của ngày Tết Đoan Ngọ là rượu nếp cẩm, gồm nếp cẩm trắng và nếp cẩm đỏ.

4. Hoa quả thập cẩm

Ngày Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào ngày Hè nên những loại hoa quả trong mùa này thường dùng vừa để cúng và ăn trong ngày Tết như: vải, mận, đào, quất hồng bì, chuối, dưa hấu, dứa...
Các loại quả trên đúng mùa và vào thời gian trên đều chín và ăn được rất hợp

5. Thịt vịt

Người ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt – hàn.
Một điểm nhấn nữa là thịt vịt vào thời gian cũng dễ ăn và không bị hôi, vịt để vừa béo vừa lạc nên làm thịt cũng ngon hơn

thịt vịt


Trên đây là 5 thực phẩm bao gồm cả đồ ăn chính, tráng miệng và hoa quả dùng trong tết đoan ngọ 5/5 cho mọi người dùng. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên mà nấu cỗ tại nhà Mạnh Đức cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về truyền thống văn hóa việt
0 Nhận xét
Về chúng tôi

Tiệc Mạnh Đức phục vụ tiệc cưới, tiệc sự kiện tại công ty. Phục vụ lưu động tiệc gia đình, tiệc Buffet, hội nghị từ 30 khách trở lên tại bất kỳ địa điểm nào: Nhà riêng, cơ quan, hội trường, sân bãi… đi lên và phát triển dựa trên tiêu chí: Uy tín – Chuyên nghiệp – Chất lượng.